Tâm Linh Và Tự Tôn Họ Tộc


Mùa hè năm ngoái tôi và anh bạn truyền hình cùng nhau đi tìm hiểu về các di tích lịch sử ở Nghệ An. Điểm dừng chân đầu tiên là Bào Đột (xã Ngọc sơn) nơi khởi đầu của ông tổ họ Hồ Việt Nam, nơi Trạng nguyên Hồ Hưng Dật từ quan về lập trang trại cùng nhân dân khai hoang phát triển sản xuất. Đến cách khu nhà bia chừng vài cây số, ôtô của chúng tôi bị chặn lại bởi 2 khúc gỗ chôn giữa đường. Từ xa đã nhìn thấy cây gạo cổ thụ đứng thẳng tắp, ngạo nghễ, ngọn phủ đầy hoa đỏ rực một khoảng trời; cái màu đỏ nồng cháy thân thuộc của làng quê, cái màu cờ đỏ thiêng liêng của dân tộc của tổ quốc Việt Nam.Đang loay hoay tìm cách để đi tiếp thì một chàng trai phóng Honda đến. Thấy chúng tôi cầm hương hoa, anh dừng xe hỏi: “chắc các bác vào khu nhà bia nguyên tổ? lên xe cháu chở vào, họ đang sửa đường không cho ôtô vào đâu!”

Đúng là gặp may, chúng tôi lên xe cặp đôi nhanh chóng đến nơi. Thắp hương dâng hoa tại nhà bia xong, chúng tôi đến bên cây gạo thân vảy xù xì, hai người ôm mới xuể.

– “Cây gạo này chắc phải hơn Trăm Tuổi, có biết ai là người trồng nó không” ? Anh bạn hỏi tôi.

– Không thấy tài liệu nào sách báo nào nói về điều đó; chỉ biết rằng từ khi còn ngôi đền thờ Nguyên Tổ và các vua Hồ đã thấy cây gạo đứng trầm lặng, tỏa bóng mát ấp ủ lấy ngôi đền thiêng. Từ năm 1971 vì một chủ trương sai lầm, ngôi đền bị tháo dỡ, cây gạo già vẫn đứng đó và vẫn lặng lẽ một mình trên sườn núi, và bây giờ nó lại che chở cho nhà bia mới được dựng năm 2006 do tiền công đức của người họ Hồ đóng góp, chắt chiu suốt 6 năm trời .

Chia tay với cây gạo già, anh bạn tôi có vẻ trầm cảm lững thững leo tiếp lên sườn núi cao. Từ đây phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh làng quê càng hiện rõ lên một bức tranh tươi đẹp. Tôi giới thiệu tiếp với anh bạn: “chúng ta đang đứng trên dãy núi Y Sảo. Đỉnh núi bên trái là Hòn Rồng, thân núi là Hòn Rết, dãy núi bên phải là Đuôi Phượng, dưới núi là thung lũng vởi thảm lúa xanh hai mùa trĩu hạt, xa xa là con Sông Thai được đào từ thời nhà Lê dẫn từ hồ nước tưới cho các cánh đồng quanh vùng. Từ xa xưa người dân vẫn nói đây là thế núi Long Ngai, tạo nên một cảnh quan sơn thủy hữu tình, nơi địa linh nhân kiệt”.

Anh bạn tôi là người hiểu biết khá sâu về thuyết phong thủy nên rất chăm chú lắng nghe và quan sát rất kỹ. anh buột miệng hỏi với một giọng đầy bức súc: “ một di tích lịch sử rất vẻ vang, một phong cảnh lịch sử đẹp tuyệt vời … Thế các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử, các quan chức đầy trách nhiệm của cục bảo tồn di tích lịch sử của bộ văn hóa thể thao có đến đây khảo cứu và có dự án phục dựng không?”.

– Chính thức thì chưa có đoàn nào, nhưng chắc cũng có ai đó đã từng đến đây dự lễ hội của làng Quỳnh Đôi. Ban liên lạc họ Hồ toàn quốc cũng đã đặt vấn đề xin nhà nước phục dựng lại nhà thờ Nguyên Tổ và các vua Hồ, song được biết do đền thờ bị phá hết nên không có chủ trương xây dựng lại.

Anh bạn tôi càng thêm bức xúc nói : Thế sao nhà nước bỏ ra tới 5 tỷ đồng tu sửa thành Nhà Hồ; bỏ ra tới hơn chục tỷ khai quật Đàn Nam Giao của Hồ Hán Thương, rồi đắp nilon để đấy. Đền thờ vua Hồ còn đủ các vật chứng và còn có cả các nhân chứng đã vẽ lại cả sơ đồ và hình ảnh đền thờ, vậy sao không có chủ trương phục dựng> Nhà nước ta còn dành kinh phí xây dựng lại các di tích của các triều vua từ thời phong kiến xa xưa; Đền thờ vùa Hồ mới bị phá năm 1971 do chủ trương sai lầm thì phải xây dựng lại. Đó là đạo lý của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”. Để anh bạn bớt bức súc căng thẳng tôi đã gới thiệu về dự kiến của con cháu họ Hồ đang chuẩn bị tự lực biến khu Bào Đột này thành “Khu du lịch sinh thái bảo tồn đền thờ vua Hồ”. Ngay sau đó tôi đưa anh về thăm làng Quỳnh Đôi. Đến đây thì anh thực sự ngạc nhiên và thích thú về khu di tích lịch sử Quỳnh Đôi đã được người làng Quỳnh Đôi bảo tồn biến nó thành làng Anh Hùng, làng Văn Hóa cổ xưa và hiện đại. Anh bạn tôi đã thực sự tâm đắc bày tỏ sự “tâm phục khẩu phục” người họ Hồ về tâm linh và đạo lý. Có vẻ Anh đã tìm được đề tài làm phim và hẹn đến đầu xuân sẽ dự lễ tế tổ cùng bà con họ Hồ xứ Nghệ…

Đầu năm nay trên sóng truyền hình, nhân dân cả nước đã được xem phim phóng sự “Làng Quỳnh Đôi – di tích lịch sử văn hóa cổ xưa và hiện đại” một phóng sự đẹp đã nêu cao truyền thống cách mạng, thuyền thống văn hóa ưu việt của dân tộc việt nam. Mong rằng các nhà bảo tồn lịch sử của bộ văn hóa thể thao du lịch hẳn cũng đã xem và suy ngẫm để có dự án hỗ trợ xây dựng lại các di tích lịch sử của họ Hồ Việt Nam.

Tác giả bài viết: Hồ Quang Minh

NGƯỜI HỌ HỒ - GROUP
                 Kết Nối Giao Thương Dòng Họ 
Websitehttps://hohovietnam.vn
                   https://nguoihoho-group.blogspot.com
Youtube: Video Về Dòng Họ
Email: tino.hocong@gmail.com

Nhận xét

Tin mới nhất

GIẤY MỜI HỌP - chuẩn bị cho Đại lễ tế tổ kết hợp Lễ khánh thành Cổng Tam quan

HỌ HỒ PHƯƠNG NAM - THƯ MỜI XUÂN TẾ ĐỨC NGUYÊN TỔ HỌ HỒ

THÔNG BÁO LỄ KHÁNH THÀNH CỔNG TAM QUAN VÀ CÁC HẠNG MỤC ĐẾN THỜ TRẠNG NGUYÊN HỒ HƯNG DẬT

Tế tổ đầu xuân: Nét đẹp truyền thống của dòng họ Hồ:

THƯ MỜI - TẾ TỔ ĐẦU XUÂN - HỌ HỒ QUỲNH ĐÔI

Cha giấu nước mắt khi chứng kiến con bỏng điện đau đớn

Quảng Nam không đồng ý khai quật mộ cổ nghi của Hồ Xuân Hương

Giáo sư 34 tuổi giúp người trẻ học tiến sĩ tại các trường hàng đầu thế giới

Nhà văn Hồ Phương qua đời

Cựu vua phá lưới bóng đá Việt Nam nhập viện khẩn cấp