Quảng Nam không đồng ý khai quật mộ cổ nghi của Hồ Xuân Hương
Tỉnh Quảng Nam vừa trả lời không đồng ý khai quật mộ cổ nghi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, sau hơn ba tháng tiếp nhận đề xuất từ bà Nghiêm Thị Hằng.
Bà Nghiêm Thị Hằng, 69 tuổi, Hội viên Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Luật gia Việt Nam, ngày 8/7 có đơn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho phép khai quật ngôi mộ cổ nằm gần nhau ở phường An Sơn, TP Tam Kỳ. Mục đích phục vụ khảo cổ do có liên quan đến giả thiết về mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Trong đơn, bà Hằng trình bày quá trình nghiên cứu, phát hiện ông Trần Phúc Hiển, tức Mai Sơn Phủ, là chồng thứ hai của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, quê ở làng Tam Kỳ cổ. Bà nhiều lần đến phường An Sơn, TP Tam Kỳ tìm hiểu hai ngôi mộ vô thừa nhận minh bia 1857 ghi tên Phan Thị Chi và mộ minh bia 1850 ghi tên Huỳnh Hoàn Nhân.
Trong cuốn sách Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà viết đến năm 1822, khi nữ sĩ qua đời, mộ chôn ở nghĩa địa phủ Tây Hồ, làng Nghi Tàm. Năm 1842, họ hàng của ông Trần Phúc Hiển đã di hài cốt nữ sĩ về quê chồng ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Năm 1850, lăng mộ nữ sĩ được xây khang trang, giấu tên đổi họ thành Huỳnh Hoàn Nhân, mộ vô chủ, nay thuộc phường An Sơn.
Đầu năm 2023, bà cùng cộng sự khảo sát quần thể mộ cổ và đề nghị được khai quật ngôi mộ minh bia năm 1850 phục vụ nghiên cứu khảo cổ, xác định mộ có liên quan thế nào đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương. "Nếu qua khảo cổ, kết quả chính là phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì vinh dự cho tỉnh Quảng Nam có ngôi mộ cổ không chỉ có giá trị về kiến trúc mà còn có giá trị về lịch sử", bà Hằng viết.
Trong công văn gửi bà Hằng ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Nam nêu rõ không đồng ý khai quật mộ cổ. Kết quả khảo sát, dập, dịch các văn khắc mộ bia năm 1850 và mộ bia 1857 cho thấy có đầy đủ họ tên, danh xưng, quê quán, phẩm hàm, chức vị, năm sinh, năm mất. Do đó thông tin hai ngôi mộ cổ vô chủ, nghi là phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là "không có căn cứ và cơ sở lịch sử, khoa học".
Tỉnh Quảng Nam giao TP Tam Kỳ chỉ đạo các đơn vị liên quan có phương án bảo vệ hiện trạng ngôi mộ cổ, tránh sự tác động, xâm hại từ yếu tố bên ngoài.
Bà Nghiêm Thị Hằng, 69 tuổi, Hội viên Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Luật gia Việt Nam, ngày 8/7 có đơn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho phép khai quật ngôi mộ cổ nằm gần nhau ở phường An Sơn, TP Tam Kỳ. Mục đích phục vụ khảo cổ do có liên quan đến giả thiết về mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Trong đơn, bà Hằng trình bày quá trình nghiên cứu, phát hiện ông Trần Phúc Hiển, tức Mai Sơn Phủ, là chồng thứ hai của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, quê ở làng Tam Kỳ cổ. Bà nhiều lần đến phường An Sơn, TP Tam Kỳ tìm hiểu hai ngôi mộ vô thừa nhận minh bia 1857 ghi tên Phan Thị Chi và mộ minh bia 1850 ghi tên Huỳnh Hoàn Nhân.
Bia mộ có tên Huỳnh Hoàn Nhân. Ảnh: Sơn Thủy |
Đầu năm 2023, bà cùng cộng sự khảo sát quần thể mộ cổ và đề nghị được khai quật ngôi mộ minh bia năm 1850 phục vụ nghiên cứu khảo cổ, xác định mộ có liên quan thế nào đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương. "Nếu qua khảo cổ, kết quả chính là phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì vinh dự cho tỉnh Quảng Nam có ngôi mộ cổ không chỉ có giá trị về kiến trúc mà còn có giá trị về lịch sử", bà Hằng viết.
Trong công văn gửi bà Hằng ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Nam nêu rõ không đồng ý khai quật mộ cổ. Kết quả khảo sát, dập, dịch các văn khắc mộ bia năm 1850 và mộ bia 1857 cho thấy có đầy đủ họ tên, danh xưng, quê quán, phẩm hàm, chức vị, năm sinh, năm mất. Do đó thông tin hai ngôi mộ cổ vô chủ, nghi là phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là "không có căn cứ và cơ sở lịch sử, khoa học".
Tỉnh Quảng Nam giao TP Tam Kỳ chỉ đạo các đơn vị liên quan có phương án bảo vệ hiện trạng ngôi mộ cổ, tránh sự tác động, xâm hại từ yếu tố bên ngoài.
Theo Bảo tàng Quảng Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy mộ bia 1850 là của ông Huỳnh Hoàn Nhân. Dòng văn bia ghi: "Đây là mộ cha tôi, con trai thứ ba của ông nội tôi, người họ Huỳnh, có tên tự là Huỳnh Hoàn Nhân". Cạnh mộ ông Huỳnh Hoàn Nhân là mộ cụ bà Phan Thị, văn bia ghi: "Đây là mộ mẹ đã khuất của chúng tôi. Bà họ Phan, là vợ cả của cha tôi là Kỳ lão họ Huỳnh".
Thời điểm dựng bia ghi: "Tuế tại Bính Thìn, Trọng thu nguyệt, Hạ hoán", dịch là "Bia dựng năm Bính Thìn - 1857 vào các ngày hạ hoán tháng 8 âm lịch". Tên người dựng bia là hiếu tử Văn Dục, Văn Lập.
Bà Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, mất năm 1822, được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Sau khi mất, bà được cho là chôn cất tại một nghĩa địa ven hồ Tây, Hà Nội. Tuy nhiên sau đó, hậu duệ của dòng tộc Hồ nhiều lần tìm kiếm tung tích nơi an nghỉ của bà nhưng không thấy.
Theo Đắc Thành (VNEXPRESS)
Thời điểm dựng bia ghi: "Tuế tại Bính Thìn, Trọng thu nguyệt, Hạ hoán", dịch là "Bia dựng năm Bính Thìn - 1857 vào các ngày hạ hoán tháng 8 âm lịch". Tên người dựng bia là hiếu tử Văn Dục, Văn Lập.
Bà Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, mất năm 1822, được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Sau khi mất, bà được cho là chôn cất tại một nghĩa địa ven hồ Tây, Hà Nội. Tuy nhiên sau đó, hậu duệ của dòng tộc Hồ nhiều lần tìm kiếm tung tích nơi an nghỉ của bà nhưng không thấy.
Theo Đắc Thành (VNEXPRESS)
https://vnexpress.net/quang-nam-khong-dong-y-khai-quat-mo-co-nghi-cua-ho-xuan-huong-4809417.html
Nhận xét
Đăng nhận xét